Xin chào tất cả các bạn, sau đây mình sẽ giới thiệu đến các bạn cách chỉnh cục đẩy dễ dàng và nhanh chóng nhất, đảm bảo đọc xong các bạn thực hành chỉnh được ngay lập tức cho dàn karaoke hoặc dàn âm thanh hội trường chuyên nghiệp được luôn nhé!
Tại sao phải biết cách chỉnh cục đẩy?
Biết được cách chỉnh cục đẩy công suất giúp cho dàn âm thanh của bạn phát huy được tất cả các khả năng và đem lại sự an toàn cho chính người sử dụng.
Cách chỉnh cục đẩy phụ thuộc vào kinh nghiệm và sở thích của từng khách hàng, nhưng dưới đây mình sẽ chia sẻ đến các bạn cách chỉnh dựa vào kinh nghiệm của mình để các bạn tham khảo nhé!
Các thông số quan trọng khi thực hiện chỉnh cục đẩy

- Công suất: Đây là công suất được ghi rõ ràng trên mặt sau của cục đẩy và trong hướng dẫn sử dụng, đây chính là công suất ra loa.
- Trở kháng vào: Zv = 20K Ohms với ngõ vào Balanced và Zv = 10K Ohms với ngõ vào Unbalanced.
- Mức tín hiệu vào: trong khoảng 0,7V -1,4V
- Đầu vào input: thường có 3 loại Jack input là canon (XLR), 6 ly và Domino.
- Độ méo tiếng: < 0,05% trong khoảng 20Hz Ohm 1KHz và < 0,1% trong khoảng 15Ohm 20KHz.
- Trở kháng tải: 2 Ohm – 8 Ohm với 2 tải stereo, 4 Ohm – 16 Ohm với 1 tải Bridge-Mono, 1 Ohm – 4 Ohm với tải Parallel Mono.
Cách chỉnh các nút quan trọng trên cục đẩy
Sau đây mình sẽ trình bày một số nút căn chỉnh quan trọng trên cục đẩy công suất và cách chỉnh của chúng dựa vào kinh nghiệm của mình để cục đẩy hoạt động tối đa nhất nhé!
Cách điều chỉnh chế độ âm thanh
Chế độ âm thanh gồm âm thanh mono hoặc âm thanh stereo. Âm thanh mono giúp bạn nghe được âm thanh xuất hiện ở 1 trong 2 loa, còn âm thanh stereo giúp bạn nghe được âm thanh đồng đều từ 2 loa.
Vì thế các bạn tùy theo nhu cầu nghe nhạc của bản thân để lựa chọn 1 trong 2 chế độ âm thanh này dựa vào cách điều chỉnh những chế độ: Bridge, Parallel, Stereo trên cục đẩy, cụ thể là:
Chế độ Bridge
Bridge được hiểu như một chế độ âm thanh mono và phát ra âm thanh từ một điểm cố định. Chế độ này thường có tải trở kháng thấp, do đó nếu không chỉnh đúng sẽ gây nguy hiểm vì công suất tải tăng lên tới 2 lần.
Bước 1: Ở mặt sau cục đẩy bạn chú ý đến công tắc điều chỉnh và gạt nó sang chế độ Bridge/BRD theo kí hiệu nhà sản xuất ghi trên đó tùy loại cục đẩy.
Bước 2:
- Khi đấu dây vào cọc loa: Để kết nối, bạn chỉ có thể sử dụng 2 cọc dương (+) trên cục đẩy. Thông thường cọc phải sẽ là cọc dương (+), cọc trái sẽ là cọc âm (-).
- Khi sử dụng cổng SpeakOn: Bạn cần thao tác đấu dây vào jack kết nối dựa vào hướng dẫn của nhà sản xuất.
Chế độ Parallel
Parallel là một chế độ âm thanh mono tương tự như Bridge nhưng được sử dụng theo cơ chế đấu nối song song, khi cấp tín hiệu ở 1 đường thì đường kia cũng có tín hiệu. Vì thế, chế độ này thường được sử dụng ở các không gian lớn mà không cần quá nhiều thiết bị khuếch đại do khi ghép nhiều cặp loa vào sẽ làm giảm tổng trở.
Bước 1: Gạt công tắc sau cục đẩy sang Parallel hoặc PRL.
Bước 2: Ở chế độ này khi đấu loa bạn đấu 2 cọc dương với nhau. Trường hợp sử dụng đường 70V để kéo loa xa thì bạn nên bật công tắc CH1 và CH2 sang chế độ 70V.
Chế độ Stereo
Stereo thường được sử dụng ở các dàn âm thanh có 2 vế loa, tín hiệu vào cổng nào thì tín hiệu cũng ra ở cổng đó. Ở mỗi thiết bị khác nhau chế độ Stereo sẽ có những mức trở kháng khác nhau từ 2 – 4 – 8 Ω tương ứng với trở kháng của loa.
Bước 1: Trong chế độ này các bạn gạt công tắc về chữ Stereo hoặc STR.
Bước 2: Đấu nối dây loa cùng với jack kết nối giống như hướng dẫn sử dụng thiết bị khuếch đại.

Cách chỉnh độ nhạy cho cục đẩy
Cách chỉnh cục đẩy công suất theo độ nhạy cực kì quan trọng trong tất cả các thiết bị âm thanh vì nó quyết định độ to-rõ của âm thanh và các tín hiệu đầu vào. Để điều chỉnh được chế độ này các bạn cần quan sát nút Sensitivity và điều chỉnh chúng theo chỉ dẫn sau:
- Khi đưa vào cục đẩy cùng mức tín hiệu, cùng mức âm lượng và dùng cùng 1 loa, nếu đặt độ nhạy là 0,775V thì âm lượng sẽ lớn hơn ở 1V hoặc nếu lúc này đặt độ nhạy là 1V sẽ lớn hơn 1,4V.
- Khi bạn đưa tín hiệu vào cục đẩy đạt 0,775V – 1V – 1,4V thì cục đẩy phát huy hết công suất trung bình của nó. Để đạt công suất lớn nhất thì bạn phải đưa tín hiệu vào đạt 0,775V, 1V hoặc 1,4V tương ứng khi thiết lập độ nhạy ở mức 0,775V, 1V hoặc 1,4V.

Cách chỉnh nút lọc dải tần trên cục đẩy công suất
Lo-Pass: Nếu trong một bản nhạc xuất hiện quá nhiều âm cao bạn nên sử dụng chế độ này để điều giảm bớt âm cao, giữ lại âm trầm.
Hi-Pass: Nếu có quá nhiều âm trần bạn nên sử dụng để cắt giảm đi âm trầm và giữ lại những âm cao.
Cách chỉnh chế độ tránh bị điện giật trên cục đẩy công suất
2 nút này có công dụng khá đăc biệt và mang lại sự an toàn cao cho người sử dụng, tránh được tình trạng bị điện giật nếu không may điện bị rò ra ngoài:
ON Ground : Nếu bạn có nối dây xuống đất thì gạt nút này.
OFF Ground / LIFT: Nếu không có dây nối thì gạt nút này.

Cách chỉnh cục đẩy có độ méo tiếng nhỏ nhất
ON Limiter: Có tác dụng ngăn ngừa sự méo tiếng và quá tải trong chuỗi tín hiệu âm thanh, bảo vệ cục đẩy khi đặt âm lượng ở mức tối đa.
OFF Limiter: Hủy bỏ chế độ

Bên trên là cách chỉnh cục đẩy cơ bản nhất theo kinh nghiệm của mình, rất dễ dàng thực hiện nên bạn có thể thực hiện trong cả cục đẩy karaoke trong gia đình đến những cục đẩy chuyên dành cho những hội trường hay sân khấu lớn đều được.
Cách sử dụng cục đẩy an toàn – hiệu quả nhất
- Đặt cục đẩy ở những nơi thoáng mát và không để vật nặng lên trên bề mặt cục đẩy.
- Luôn cung cấp một nguồn điện, nguồn tín hiệu mạnh mẽ và ổn định cho cục đẩy.
- Không nên vặn các nút volume hết cỡ khi sử dụng.
- Đưa nút âm lượng về 0 trước khi thao tác chỉnh âm lượng.
- Ngắt nguồn điện khi thực hiện kết nối với loa, amply karaoke hay vang số…
- Kiểm tra các chức năng và hoạt động của cục đẩy khi các đèn báo hiệu bắt đầu nhấp nháy và phát sáng.
- Cọc tiếp đất của cục đẩy phải nối đất.
- Các thao tác phải thật là cẩn trọng khi tránh tình trạng điện giật.
- Khi bật nguồn cục đẩy chờ khoảng 5 – 10s, rồi hãy chỉnh volume lên.
- Nên sử dụng các thiết bị tương thích, phù hợp về công suất, trở kháng hoặc hãng sản xuất để phát huy tối đa khả năng của cục đẩy.
Phượng Xồ Audio – đơn vị cung cấp âm thanh số 1 miền Bắc
Phượng Xồ Audio xin tự tin giới thiệu:
- 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực âm thanh.
- Đội ngũ kĩ thuật có chuyên môn cao.
- Đầy đủ giấy tờ chứng thực sản phẩm nếu khách hàng yêu cầu.
- Bảo hành 2 năm cho quý khách.
- Cơ sở minh bạch, rõ ràng tại số 8 – Đặng Xuân Bảng – Hoàng Mai – Hà Nội
Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của mình. Nếu có bất cứ thắc mắc nào về cách chỉnh cục đẩy các bạn hãy để lại bình luận dưới bài viết để nhân viên tư vấn giải đáp thắc mắc nhé!