Âm thanh hội trường- cách lắp đặt hệ thống âm thanh hội trường đang là vấn đề được nhiều công ty, cơ quan, các cơ sở ban ngành chú trọng và trang bị sao cho tốt nhất để có những buổi trình diễn âm nhạc, các chương trình quan trọng được diễn ra tốt nhất. Vì vậy, cách lắp đặt dàn âm thanh hội trường và bố trí hệ thống âm thanh hội trường như thế nào để vừa cho ra âm thanh tuyệt vời nhất cũng như hợp mỹ quan sân khấu nhất là điều rất quan trọng. Hãy đến với Lạc Việt Audio- một đơn vị uy tín dày dạn kinh nghiệm sẽ tư vấn cũng như các lưu ý cho mọi người!
1. Âm thanh hội trường là gì?
Hội trường là một không gian rộng lớn với rất nhiều người, bất kể là hội trường trong nhà hay ngoài trời thì đều có mục đích sử dụng là nhằm tổ chức sự kiện, hội họp cho một đơn vị nào đó. Góp phần tạo nên thành công cho những sự kiện, hội họp ngoài không gian rộng lớn mà lại rất nhiều người không thể không nhắc đến một dàn âm thanh chất lượng.

Dàn âm thanh hội trường (hay hệ thống âm thanh hội trường) chính là sự kết nối của một nhóm các thiết bị âm thanh lại với nhau. Các thiết bị này được cài đặt và kết nối theo một tiêu chuẩn chuyên nghiệp nhất định. Để một dàn âm thanh hội trường (hay hệ thống âm thanh hội trường) hay, không chỉ thiết bị đạt chuẩn mà còn dựa vào yếu tố con người. Việc vận hành dàn âm thanh hội trường yêu cầu người sử dụng phải có những kỹ năng đạt chuẩn vừa am hiểu về sản phẩm, vừa phải biết căn cứ vào không gian hội trường nữa.
2. Sử dụng dàn âm thanh hội trường nhằm mục đích gì?
Nhu cầu sử dụng dàn âm thanh hội trường (hay hệ thống âm thanh hội trường) đang ngày càng phổ biến ở các đơn vị, các cơ quan, các tổ chức có quy mô nhỏ, vừa và lớn bởi nhưng tính năng ưu việt của chúng.
- Tăng hiệu quả của chương trình, sự kiện: dàn âm thanh hội trường giúp truyền tải đúng thông điệp, ý nghĩa của chương trình. Người tham gia chương trình có nắm bắt nội dung được hay không là phụ thuộc vào dàn âm thanh có đủ nghe hay không. Quả không ngoa khi nói rằng, hệ thống âm thanh hội trường chiếm đến 60% mức độ thành
- Lắp đặt hệ thống âm thanh hội trường chuyên nghiệp giúp người tham dự có cái nhìn chân thực và cảm xúc mạnh mẽ. Bên cạnh đó cũng góp phần giúp chương trình, sự kiện khẳng định được tầm cỡ quy mô. Bởi vậy, nếu muốn truyền thông, quảng bá hiệu quả thì việc đầu tư vào dàn âm thanh là quyết định vô cùng chính xác.

2.1. Dàn âm thanh hội trường phục vụ mục đích hội họp, hội nghị, hội thảo
Hệ thống âm thanh hội trường đáp ứng cho nhu cầu hội họp, hội thảo ở các đơn vị thường diễn ra trong diện tích không gian nhỏ hơn so với những chương trình văn nghệ lớn hay những buổi hòa nhạc lớn. Vì vậy, dòng loa được sử dụng trong hệ thống này là dòng loa có biến áp và trở kháng cao với công suất nhỏ, khác với dòng loa trở kháng thấp công suất lớn trong hội trường đáp ứng nhu cầu văn nghệ. Sự khác biệt còn năm ở hệ thống thiết bị như micro, amply power,… đây là lý do vì sao mức đầu tư của dàn âm thanh hội họp, hội thảo sẽ thấp hơn so với các dàn âm thanh hội trường khác.

2.2. Dàn âm thanh hội trường đáp ứng nhu cầu tích hợp hội họp và văn nghệ
Đối với mục đích hội họp kết hợp văn nghệ, yêu cầu của hệ thống âm thanh hội trường cần có: Dòng loa trở kháng thấp cho ra công suất lớn, các mẫu loa được sử dụng cũng sẽ đa dạng và linh hoạt hơn như loa full, loa sub, loa monitor…. Đi kèm đó là cần các thiết bị xử lý âm thanh chuyên nghiệp như Mixer, Equalizer, Compressor, Crossover, Noisegate. Điều này giúp cho âm thanh sống động, giúp người nghe có cảm giác về không gian (to nhỏ, xa gần,…) và cảm giác về cảm xúc (gần gũi, chân thực, kỳ ảo, lạnh, ấm,…) vì thế giá thành cho bộ dàn âm thanh hội trường này sẽ cao hơn.

3. Lắp đặt âm thanh hội trường bao gồm những thiết bị nào?
Để có thể lắp đặt dàn âm thanh hội trường ưng ý, bạn phải có một cái nhìn tổng quan về nó để xem dàn âm thanh hội trường cần những thiết bị gì? Vì sự phối ghép của các thiết bị trong quá trình lắp đặt sẽ tác động trực tiếp đến chất lượng âm thanh đầu ra:
Amply
- Amply là gì? Amply là một trong những thiết bị trong dàn âm thanh, có chức năng chính là khuếch đại tín hiệu âm thanh. Khi bạn đưa tín hiệu ban đầu vào amply, nó sẽ khuếch đại tín hiệu đó và truyền đến thiết bị phát âm thanh như loa, tai nghe hoặc mixer,…
- Amply phù hợp với dàn âm thanh hội trường nào?
-Nếu như bạn đang sở hữu một không gian hội trường nhỏ thì thiết bị khuếch đại tín hiệu âm thanh quen thuộc và phù hợp nhất đó chính là chiếc amply. Một chiếc amply với công suất nhỏ đến tầm trung sẽ hoàn thành nhiệm vụ một cách hoàn hảo cho một hội trường nhỏ, quán cafe hay văn phòng.

– Còn những amply công suất lớn người ta hay mix với những dàn âm thanh hiện đại, cao cấp. Những loại amply này giá thành sẽ rất cao mà hội trường thì không cần chất lượng âm thanh cao đến như vậy dẫn đến tình trạng lãng phí.
Cục đẩy công suất (Power amplifier)
- Cục đẩy công suất là gì? Cục đẩy công suất hay còn gọi là main công suất là một thiết bị quan trọng trong hệ thống âm thanh, nó có tác dụng tăng công suất của dàn âm thanh bằng cách khuếch đại tín hiệu ra loa.
- Cục đẩy công suất có là giải pháp hoàn hảo cho dàn âm thanh hội trường lớn ?
– Cục đẩy công suất chiếm tới 40% chất lượng âm thanh, đặc biệt là đối với dàn âm thanh lớn như âm thanh sân khấu, âm thanh hội trường, quán bar… Bởi vì một cục đẩy công suất có thể tải đến 4-5 cặp loa có công suất lớn. Chính vì thế mà đối với những hội trường có diện tích rộng, quy mô khán giả lớn thì các chuyên gia luôn luôn khuyên dùng cục đẩy công suất.

-Với khả năng khuếch đại âm thanh mạnh mẽ, hiệu suất làm việc cao và mạch bảo vệ tiên tiến, đây sẽ là giải pháp vô cùng hoản hảo cho dàn âm thanh hội trường lớn. Các cục đẩy công suất thường sẽ đi kèm với các mixer để tối ưu hiệu năng làm việc, mang đến chất lượng âm thanh sống động, mạnh mẽ. Và mixer là gì ? Cách kết hợp với mixer như thế nào tôi sẽ giới thiệu trong phần tiếp theo bên dưới
Thiết bị căn chỉnh âm thanh mixer
- Mixer là gì? Mixer là một trong những thiết bị trộn âm thanh, có tác dụng điều chỉnh âm thanh đầu ra rất tốt. Khi tín hiệu đi qua mixer, thiết bị này sẽ giúp người dùng thao thác điều chỉnh và kiểm soát các tín hiệu. Ngoài ra, ở một số mixer cao cấp còn được tích hợp bộ xử lý tín hiệu để cắt tần số âm thanh không cần thiết, hạn chế và triệt để tiếng hú, cho chất lượng âm thanh tuyệt vời.
Dàn âm thanh hội trường dùng mixer loại nào?
- Nếu như bạn đang lắp đặt dàn âm thanh hội trường cỡ nhỏ thì chiếc mixer GUINNESS
PDX-800 sẽ đáp ứng hầu hết nhu cầu của bạn

- Tuy nhiên đối với những hội trường lớn lên đến hàng nghìn người thì chiếc mixer như GUINNESS DSP-3202, PROLAB DSP-3303 sẽ là một lựa chọn vô cùng hợp lý bởi không chỉ khả năng kiểm soát tín hiệu mạnh mẽ mà còn tích hợp bộ xử lý ngõ ra hiệu quả, mỗi một ngõ ra được điều chỉnh độc lập, phân chia tần số phù hợp cho từng loại loa. Bên cạnh đó những ngõ vào âm thanh như nhạc nền, tiếng micro đều được trang bị các cần điều chỉnh tần số, xử lý âm thanh chuyên sâu. Và đặc biệt là những mixer này còn có cả bộ lọc Equalizer cho phép cân chỉnh Echo, Reverd mang đến hiệu ứng đa dạng, cho tiếng vang dày và chuyên nghiệp hơn. Ngoài ra các loại mixer dễ dàng kết hợp với những power amplifier công suất lớn, đem lại chất lượng âm thanh tối ưu phù hợp với những dàn âm thanh hội trường.

Nguồn âm
Nguồn âm là những thiết bị đóng vai trò làm nguồn phát âm thanh cho dàn âm thanh. Ví dụ như: micro có dây, micro không dây, các loại đầu DVD, CD, các loại dụng cụ khí như guita, organ, piano điện,…
Loa hội trường
Lắp đặt dàn âm thanh nói chung và dàn âm thanh hội trường nói riêng thì thiết bị không thể thiếu là loa. Đây chính là thiết bị cuối truyền tải âm thanh đến tai người nghe. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại loa hội trường với đa dạng mẫu mã và chủng loại khác nhau. Để chọn được một bộ loa hội trường như ý muốn bạn cần quan tâm đến những yếu tố sau: công suất của loa, yếu tố về chất âm, kiểu dáng gọn nhẹ, độ bền và tuổi thọ loa.

Các thiết bị xử lý tín hiệu âm thanh:
Các thiết bị xử lý tín hiệu âm thanh bao gồm vang số, equalizer và crossover.
- Vang số: hay còn được gọi là Echo, Effect. Vang số có tác dụng xử lý tiếng vang, tạo hiệu ứng âm thanh.
- Equalizer: còn có tên gọi khác là thiết bị lọc tần số hay gọi tắt là EQ. Equalizer có chức năng cân bằng tần số âm thanh, giúp âm thanh trở nên hài hòa hơn.
- Crossover: hay còn gọi là thiết bị phân tần. Chức năng chính của Crossover là phân chia tín hiệu âm thanh đến (input) thành các tần số cao, thấp và vừa, sau đó truyền những tín hiệu âm thanh này đến các thiết bị tương ứng.
Micro
Micro chính là thiết bị thu âm, là điểm đầu đưa âm thanh đi vào quá trình biến đổi và khuếch đại và truyền đến đầu thu để xử lý và truyền âm thanh ra bên ngoài. Có 2 loại micro là: micro có dây và micro không dây. Micro không dây được sử dụng rộng rãi vì tính tiện lợi của chúng.

4. Cách kết nối hệ thống âm thanh hội trường cơ bản
Lạc Việt Audio xin gửi đến các bạn cách kết nối các thiết bị đã trình bày ở trên và cũng là cách kết nối cơ bản nhất của một dàn hệ thống âm thanh hội trường:

Bước 1: Kết nối các thiết bị đầu vào như micro, đầu hát, máy vi tính… vào mixer.
Bước 2: Kết nối phần đầu ra (output) của mixer với đầu vào (input) của Equalizer và Vang số.
Bước 3: Nối đầu ra (output) của Equalizer với đầu vào (input) của Cục đẩy công suất.
Bước 4: Nối từ đầu ra (output) của Cục đẩy công suất vào đầu vào (input) của cụm loa chính, bao gồm loa full và loa sub.
Bước 5: Nối phần đầu ra (output) của Vang số vào phần đầu vào (input) của mixer và Crossover.
Bước 6: Nối Nối từ đầu ra (output) của Crossover vào đầu vào (input) của Cục đẩy công suất.
Bước 7: Nối từ đầu ra (output) của Cục đẩy công suất vào đầu vào (input) của Loa monitor.
Khi kết nối hệ thống âm thanh sân khấu bạn cần phải rất cẩn thận vì rất dễ gây ra hiện tượng đoản mạch, đơn giản như chỉ cần hai đầu giắc loa chạm vào nhau thì sẽ gây ra hiện tượng đoản mạch và làm hỏng amply ngay lập tức. Chính vì vậy bạn nên nhờ những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực âm thanh để kết nối hệ thống âm thanh được chính xác và tốt nhất.
5. Cách lắp đặt dàn âm thanh hội trường chuẩn
Các bước lắp đặt dàn âm thanh hội trường chuẩn như sau:
- Bước 1: Khảo sát hội tường: xác định không gian, diện tích để chọn những sản phẩm phù hợp.
- Bước 2: Xác định vị trí đặt loa: không nên đặt các loa gần nhau để tránh “ chọi “ . Loa cần phân bố rải rác, đảm bảo mọi người đều có thể nghe được âm thanh. Đồng thời, nên quay mặt loa về hướng người ngồi, tránh quay vào tường hay sàn nhà để hạn chế tiếng dội.
- Bước 3: Xác định vị trí đặt amply, micro: để tăng diện tích, không làm rối mắt người nhìn thì bạn nên đặt amply và micro ở góc phòng. Đồng thời cách thức này cũng giúp người điều khiển thực hiện nhiệm vụ của mình dễ dàng hơn.
- Bước 4: Xác định vị trí lắp đặt các thiết bị xử lý cho hệ thống: thường các hội trường, sân khấu lớn sẽ có phần cánh gà, đây là nơi phù hợp để đặt tủ rack đựng thiết bị. Còn nếu hội trường nhỏ, thì bạn nên đặt hệ thống tủ thiết bị phía dưới sân khấu, sẽ giúp người quản trị xử lý được hết các vấn đề và điều chỉnh âm thanh được hay nhất.
Để đảm bảo thì bạn nên nhờ đến sự giúp đỡ của các chuyên gia. Với mỗi hệ thống, mỗi thiết bị thì việc lắp đặt dàn âm thanh hội trường sẽ khác nhau rất nhiều. Với những cấu hình phức tạp, thì còn cần đến các thiết bị hỗ trợ như RTA để căn chỉnh chứ không thể dùng mỗi đôi tai và tay được.
6. Các lưu ý khi lắp đặt dàn âm thanh hội trường
Việc lắp đặt hệ thống âm thanh hội trường không đơn giản như những gì bạn nghĩ. Trải qua nhiều năm kinh nghiệm, Lạc Việt Audio xin chia sẻ một vài lưu ý khi lắp đặt dàn âm thanh hội trường như sau:

Lắp đặt dàn âm thanh hội trường phụ hợp với không gian, diện tích của hội trường
Khảo sát hội trường là bước đầu tiên khi lắp đặt dàn âm thanh hội trường. Đơn vị thi công cần xác định số khách tham dự, không gian sự kiện để đưa ra các phương án tính toán sao cho hợp lý nhất. Từ đó lựa chọn thiết bị có công suất vừa đủ nhằm đảm bảo âm thanh được khuếch đại tốt nhất. Tránh tình trạng thiếu thừa công suất khiến hiệu quả chương trình bị giảm sút hoặc gây lãng phí không đáng có.
Lắp đặt dàn âm thanh hội trường không nên treo qua nhiều vật liệu cứng trên sân khấu
Các vật liệu cứng là một trong những nguyên nhân gây ra tạp âm khiến thanh âm không được trung thực, chính xác. Thông thường đây là thao tác cuối cùng trong xây dựng chương trình, sự kiện. Đồng thời, sau khi đã lên phương án, lắp đặt hoàn tất thì người dùng nên hạn chế treo thêm các vật cứng xung quanh gian phòng.
Nên lắp đặt hệ thống tiêu âm
Lắp đặt hệ thống tiêu âm, cách âm cho thích hợp. Vì nó sẽ hạn chế tình trạng cả hệ thống của bạn bị hú, rít. Thêm vào đó nếu có tiêu âm, cách âm thì âm thanh cũng sẽ hay và tiếng mic cũng sạch hơn rất nhiều. Về nguyên tắc là từ 15 – 30% tổng diện tích bề mặt của căn phòng cần phải đặt tiêu âm. Nhưng điều này phụ thuộc vào từng hội trường và mong muốn chủ quan của chính bạn. Nên làm dần từ ít đến nhiều, vừa làm vừa nghe thử và hiệu chỉnh dần cho đến khi đạt kết quả tốt nhất.

Nên chọn amply và độ nhạy loa một cách hợp lý
Để dàn loa hoạt động tốt nhất thì bạn cần chọn amply có công suất phù hợp với dàn loa. Không chọn những loại amply có công suất nhỏ hơn so với công suất tối thiểu cần để loa hoạt động, dẫn đến loa bị thiếu công suất. Đặc biệt là đối với loại loa có độ nhạy thấp, khi đó loa sẽ phải “căng sức” ra để làm việc. Không những vậy, khi đó tín hiệu âm thanh từ amply đến loa không trọn vẹn, sẽ bị chia cắt dưới dạng sóng vuông. Sóng vuông ảnh hưởng xấu đến loa treble làm loa treble mau hư, có trường hợp nặng chỉ sau 5p hoạt động loa treble đã “chết”.
Nên tìm những đơn vị chuyên nghiệp có bản vẽ 3D
Bản vẽ 3D sẽ giúp cho bạn hình dung được tổng quan hội trường của mình sau khi lắp đặt xong âm thanh sẽ như thế nào. Nó còn cho thấy sự chuyên nghiệp và đầu tư kỹ lưỡng của đơn vị thi công lắp đặt hệ thống cho các bạn.

7. Cách bảo quản dàn âm thanh hội trường bền lâu
Để hệ thống âm thanh của bạn có thể hoạt động tốt và bền bỉ theo thời gian thì bên cạnh việc thiết kế, lắp đặt, cách bảo quản cũng là một trong những yếu tố quan trọng.

Bảo quản dàn âm thanh hội trường trong điều kiện ẩm ướt:
Vào mùa mưa khi độ ẩm trong không khí tăng cao gây nên ẩm mốc ở trong máy, các chân ic và mối hàn trong bảng mạch bị oxy-hóa dẫn đến hư hỏng. Giải pháp cho vấn đề này là bạn cắm dàn âm thanh liên tục ở chế độ chờ. Khi thiết bị ở chế độ chờ sẽ giúp nguồn điện trong máy hoạt động liên tục, sấy thiết bị không bị ẩm, đảm bảo cho thiết bị không bị hiện tượng trên. Bạn cũng cần sấy và lau chùi hệ thống âm thanh định kỳ để bảo vệ tốt nhất cho dàn âm thanh của mình khỏi ẩm mốc.
Bảo quản dàn âm thanh hội trường trong điều kiện nắng nóng:
Để tránh cháy nổ hoặc các trường hợp đáng tiếc xảy ra. Tránh để chồng các thiết bị dẫn đến trường hợp nhiệt không thoát ra được bên ngoài. Nếu tình trạng này xảy ra trong thời gian dài sẽ giảm tuổi thọ của dàn âm thanh và hư hỏng các link kiện bên trong. Cách tốt nhất là bạn nên có một kệ kê máy chắc chắn, thoáng đãng, hợp thẩm mỹ để dàn âm thanh hội trường vận hành tốt nhất.
Vệ sinh thường xuyên, tránh để dàn âm thanh hội trường bị bám bụi lâu
Khi bụi bám lên bề mặt các mạch điện tử sẽ làm giảm tính truyền dẫn của nó. Chính vì vậy bạn phải lau chùi vệ sinh dàn âm thanh hội trường một cách thường xuyên, nhất là các bề mặt bo mạch điện tử.

8. Lắp đặt dàn âm thanh hội trường tại Lạc Việt Audio
Lạc Việt Audio là đơn vị uy tín cung cấp, lắp đặt các thiết bị âm thanh từ gia đình đến hội trường chuyên nghiệp. Kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm, tư vấn nhiệt tình, chắc chắn sẽ làm hài lòng tất cả mọi khách hàng. Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được tư vấn nhiệt tình nếu quý khánh có nhu cầu. Xin trân trọng cảm ơn