Hướng dẫn sử dụng mixer hiệu quả nhất

Tại sao mọi người cần học hướng dẫn sử dụng bàn mixer 

Mixer là một thiết bị âm thanh khó có thể sử dụng quen thuộc với người bình thường, vì vậy nếu muốn sử dụng, chúng ta cần tìm hiểu hướng dẫn sử dụng mixer để điều chỉnh cho dàn âm thanh gia đình mình những lúc cần thiết.

Trước khi di tìm hiểu về cách sử dụng mixer, bạn nên hiểu rõ về bàn mixer là gì và cấu tạo của nó như thế nào?

Hướng dẫn sử dụng mixer cho người mới bắt đầu
Hướng dẫn sử dụng mixer cho người mới bắt đầu

Vai trò của bàn mixer 

Mixer là trung tâm điều khiển, có vai trò vô cùng quan trọng trong hệ thống âm thanh, với nhiệm cụ trộn những âm thanh khác nhau từ đầu vào theo ý muốn của người sử dụng và đưa ra âm thanh tuyệt vời nhất. Vì vậy, chúng ta cần học được cách sử dụng bàn mixer để có thể tạo ra được âm thanh mà mình mong muốn.

Hướng dẫn sử dụng bàn mixer sẽ giúp được gì? 

Nhìn bề ngoài, bàn mixer có thể gây hoảng sợ cho nhiều người từ cái nhìn đầu tiên vì nó có khá nhiều các nút bấm, điều chỉnh, đầu vào,… Vậy làm thế để có cách sử dụng bàn mixer một cách hiệu quả và thành thạo nhất? Hơn nữa, việc điều chỉnh thành thạo các nút trên bàn mixer sẽ giúp âm thanh trở nên rõ ràng, mềm mại, hài hoà có tác động lớn tới tâm trạng của người hát, giúp người hát có hứng thú hơn. Vì vậy học cách sử dụng bàn mixer để biến những phút giây thư giản của bạn bên cạnh gia đình, bạn bè trở nên hoàn hảo hơn.

Hướng dẫn sử dụng bàn mixer sẽ cho bạn âm thanh hoàn hảo hơn
Hướng dẫn sử dụng bàn mixer sẽ cho bạn âm thanh hoàn hảo hơn

Chức năng, cách sử dụng bàn Mixer 

Mic XLR: Ngõ cắm dành cho Micro hoặc những nhạc cụ có độ khuếch đại yếu

LINE: Ngõ nhập dành cho các nguồn tín hiệu chuẩn đã qua xử lý và khuếch đại có biện độ tín hiệu trong khoảng 0,7 V đến 1,4 V

INSERT: Ngõ nhập dùng để chèn tín hiệu, chỉ sử dụng Unbalanced

DIRECT OUT: Ngõ ra của tín hiệu không đi qua Volume tổng. Thường dùng cho các thiết bị thu âm

AUX: Ngõ chia tín hiệu

AUX PRE: Tín hiệu được chia không qua volum thường được sử dụng cho monitor, ban nhạc,…

AUX POST: tín hiệu được chia đi qua volum, AUX thường dùng để trộn EFFECT

AUX SEND: Ngõ tín hiệu AUX đi qua các máy xử lý tín hiệu

AUX RETURN: Ngõ nhập tín hiệu trở về của các đường Auxsend

Hướng dẫn sử dụng mixer có hệ thống 4 núm điều chỉnh AUX
Hướng dẫn sử dụng mixer có hệ thống 4 núm điều chỉnh AUX

SUB OUT: Đường out ra của tín hiệu tổng

CR OUT: Đường out kiểm tra tín hiệu hoặc để control

TAPE IN: Dùng để đưa tín hiệu từ Tape vào

MAIN OUT: Đường out left hoặc right xuống main

MAIN INSERT: chèn thêm bộ sửa tiếng hoặc xử lý tín hiệu cho đường out xuống

MONO OUTPUT: Ngõ nhập chung tín hiệu out ra củ hai đường Left và right

Công tắc POWER: Công tắc nguồn

PHANTOM: Cung cấp +48V. Công tắc cấp nguồn cho micro condenser

HEADPHONE: Ngõ cắm headphone để nghe tín hiệu tổng quát

SUM: Đường ra của tín hiệu tổng

GAIN: Điều chỉnh tăng giảm biên độ tín hiệu của các loại nhạc cụ hay micro

TREEPLL: Hiệu chỉnh tần số cao

MID – BOST – FREQUENCY – CUT:  Hiệu chỉnh tần số trung

LOW (BASS ): Hiệu chỉnh tần số thấp

MUTE: Tắt mở tín hiệu của từng đường khi cần thiết

FADER: Điều khiển tín hiệu ngõ ra của kênh và kiểm soát tín hiệu tới kênh trái, phải của Main và cả tín hiệu tới hệ thống effect

Fader – bộ thanh gạt dùng để điều chỉnh tín hiệu của các kênh
Fader – bộ thanh gạt dùng để điều chỉnh tín hiệu của các kênh

GROUP: Hiệu chỉnh tín hiệu của từng nhóm. Các mixer chuyên nghiệp thường có các volume này, vì trên thực tế cùng một chuyên viên âm thanh không thể xử lý quá nhiều đường tín hiệu, vì vậy, có thể sắp xếp nguồn tín hiệu có cùng một chức năng vào cùng một nhóm và khi xử lý to, nhỏ sẽ dễ dàng hơn.

Một số các nút khác:

Trên các Mixer chuyên nghiệp, ngoài các nút cơ bản trên, còn có các công tắc nhân với các mục đích khác như: Đổi đường ra của từng đường trên cách ngõ AUX; đưa từng đường vào các nhóm khác; Đưa từng đường vào hoặc không cho ra trên hai ngõ ra chính Left và right

Các công tắc sẽ được bố trí theo chiều dọc theo từng đường của mixer. Nó có công dụng giúp xử lý và phân bổ được tín hiệu trên hệ thống AUX, Master và Monitot được nhanh hơn.

 

Các nút điều chỉnh và đầu cắm của Mixer Soundcraft EFX8
Các nút điều chỉnh và đầu cắm của Mixer Soundcraft EFX8

Hướng dẫn sử dụng mixer 

Hướng dẫn sử dụng bàn mixer có 5 bước cơ bản, mỗi bước là một quá trình điều chỉnh từng chức năng cụ thể giúp bạn có thể áp dụng với đa số mixer hiện nay trên thị trường

Bước 1: Chuẩn bị

Đây là bước đầu tiên trong cách sử dụng bàn mixer.

Đầu tiên, hãy kết nối các micro và nhạc cụ vào đúng thứ tự thích hợp nhất đối với từng đối tượng, các micro nên ở một nhóm và nhạc cụ ở một nhóm để khi cần thiết có thể tìm đầu cắm đễ dàng hơn.

Cách sử dụng bàn mixer Xenyx 802
Cách sử dụng bàn mixer Xenyx 802

Cắm tất cả micro vào các Jack, nếu micro là dynamic, đừng vội mở PHANTOM power. Nếu micro là condenser, hãy mở PHANTOM power và cắm vào ngõ XLR mới hoạt động tốt được. Các nhạc cụ khác có thể cắm thẳng vào Jack.

Bước tiếp theo trong cách sử dụng bàn mixer là nối các đường dẫn: Send Effect của MIXER với INPUT của Effect, và OUTPUT của Effect với Return của mixer;  Nối L/R master với Equalizer; nối Aux out 1 – 2 với hệ thống ampli-loa kiểm tra.

Về GAIN với chức năng định lượng được tín hiệu đầu vào để biên độ tín hiệu thuộc khoảng làm việc tốt nhất của phần từ khuếch đại. Điều chỉnh Gain về vị trí bên trái nhỏ nhất và kéo toàn bộ Fader volume về mức nhỏ nhất. Chỉnh Equalizer, Aux, Effect, Monitor ….về vị trí thấp nhất; chỉnh Pan của các kênh chính giữa.

Hướng dẫn sử dụng mixer có núm Pan
Hướng dẫn sử dụng mixer có núm Pan

Bước 2: Chỉnh Gain và volume

Bước 2 trong hướng dẫn sử dụng mixer là cách chỉnh Gain và volume của mixer.

Đầu tiên đưa master LR lên 0dB, và Subgroup lên -3dB. Tuỳ vào nhu cầu của người hát, nhạc cụ mà điều chỉnh khác nhau. Tiếp đó, bạn có thể đẩy Fader lên -6dB, tuỳ theo mong muốn của ca sĩ ở mức trung bình và mức lớn nhất để nâng cao Gain lên thật từ từ cho đến khi đèn clip báo đỏ.

Mỗi mixer sẽ có một hướng dẫn sử dụng mixer, tuy nhiên bạn phải hiểu được chức năng và công dụng của các nút bấm và điều chỉnh trên bàn mixer thì mới có thể thực hiện dễ dàng được. Bạn phải hiểu rằng, Gain là định mức vào, chứ không phải nơi chỉnh to nhỏ, vì vậy sau khi chỉnh Gain xong, không nên chạm và nó nữa. Nếu muốn chỉnh to, Volume là nơi cần chỉnh. Không nên vì sợ vỡ tiếng mà giảm tiếng gain xuống quá nhiều, điều này sẽ làm giảm bớt tần số trầm của các nhạc cụ nền và làm giảm hiệu ứng của âm thanh, do đó hãy cố giữ vị trí thẳng đường là tốt nhất.

Nếu tín hiệu sau khi đã giảm Gain vẫn còn báo đỏ, hãy nhấn vào PAD, tín hiệu sẽ lập tức bị giảm 20dB.

Hướng dẫn sử dụng mixer có núm điều chỉnh Gain
Hướng dẫn sử dụng mixer có núm điều chỉnh Gain

Bước 3: Chỉnh chất tiếng

Việc quan trọng nhất trong cách sử dụng bàn mixer là lắng nghe âm thanh bị thừa và thiếu cái gì?

Sau khi đã xác định được chuẩn xác vấn đề nào mình đang mắc phải trong cách sử dụng bàn mixer rồi bạn mới tiến hành điều chỉnh.

Đầu tiên bạn cần hiểu rõ được quy trình điều chỉnh: Tại vị trí 0dB sẽ không có tác dụng trong việc chỉnh chất tiếng, khi vặn qua phải, tăng, vặn qua trái, giảm.

LO: Thường được cố định ở tần số 80Hz hay 100Hz. LO có chức năng điều chỉnh âm trầm, giúp âm thanh phát ra có lực hơn, ấm và đầy đặn nhưng nếu chỉnh cao quá sẽ khiến âm thanh bị tối, nghe không rõ, bị ù. Vì vậy chúng ta cần điều chỉnh sao cho phù hợp với chất giọng của người hát nhất và hãy nhớ rằng hầu hết các giọng ca và nhạc cụ đều có âm tần số từ 200Hz đến 2kHz.

MID: Thường được cố định ở tần số 800Hz, 1kHz hoặc 2kHz, MID có chức tăng tăng hoặc giảm âm trung,khi chỉnh MID phù hợp với âm thanh phát ra, âm thanh nghe sẽ rõ ràng và trung thực hơn nhưng nếu điều chỉnh tăng quá sẽ làm âm thanh bị chói, nếu giảm quá sẽ làm âm thanh bị mờ, không nghe rõ.

HI: Thường được cố định ở tần số 8kHz hay 12kHZ, Hl có chức năng tăng giảm âm cao. Nút này sẽ làm ảnh hưởng rất lớn tới các chữ có s, x, gi, tr, ch và các nhạc cụ hihat, cymbal. Nút HI sẽ giúp người nghe phân biệt được rõ ràng sanh-xanh-tranh,… giúp âm thanh nghe ngọt hơn, tuy nhiên khi đưa lên quá sẽ dễ gây tiếng hú, rít.

MID FREQUENCY CHO MIXER:  cho  phép người dùng thay đổi tần số của phần MID từ 200Hz đến 5kHz. Nút này sẽ không có tác dụng nếu để MID ở ngay giữa. Đối với những ai chưa có kinh nghiệm nên học hướng dẫn sử dụng bàn mixer có 3 tone trên là lựa chọn thích hợp nhất. Chỉ khi nào thực sự hiểu rõ tính chất của từng tần số hãy chọn EQ để có thêm FREQUENCY.

Nên nhớ một điều trong cách sử dụng bàn mixer là luôn cố gắng để giảm chứ đừng tăng. Nếu bạn cảm thấy âm thanh hơi tối, thay vì tăng treble, hãy thử giảm bass lại sẽ giúp âm thanh của bạn sáng hơn.

 

Cách sử dụng bàn mixer điều chỉnh chất tiếng âm thanh
Cách sử dụng bàn mixer điều chỉnh chất tiếng âm thanh

Bước 4: Chỉnh loa kiểm tra

Sau khi bạn cảm thấy chất lượng âm thanh đã đạt những gì bạn muốn, bàn sẽ cần chỉnh loa kiểm tra (Monitor) cho chính nhạc công đó. Khi nhạc công tiếp tục, thử tăng nút Aux đến khi nhạc công thấy âm thanh vừa đủ. Và để âm thanh sẽ không bị ảnh hưởng lên xuống khi điều chỉnh các chức năng khác, đừng bao giờ chạm vào nút Aux này nữa, trừ khi nhạc công đó yêu cầu.

Hệ thống nút điều chỉnh tần số EQ
Hệ thống nút điều chỉnh tần số EQ

Bước 5: Chỉnh EFFECT

Cuối cùng trong hướng dẫn sử dụng bàn mixer là cách điều chỉnh effect, Effect là thiết bị tạo ra các hiệu ứng như tiếng vọng lại, delay, tiếng vang, đồng ca,…. và nhiều hiệu ứng khác nữa

Cách điều chỉnh Effect đó là : Chỉnh Effect Send và Effect Return ở master lên 0dB và đưa effect của kênh lên từ từ cho đến khi hài lòng. Sau khi hoàn thành điều chỉnh 1 kênh, hãy tiếp tục với kênh tiếp theo sao cho giọng ca và nhạc cụ sẽ có sự hài hoà với nhau. Lưu ý rằng, bạn phải điều chỉnh đèn input của effect sao cho có màu xanh, không được pháp có màu đỏ, và hiệu ứng sử dụng chỉ được nhỏ hơn tiếng thật.

Một số điểm lưu ý khi học cách sử dụng bàn mixer 

Các hướng dẫn sử dụng bàn mixer trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về các điều khiển mixer, tuy nhiên cũng có một số lưu ý mà người dùng hay mắc phải mà bạn cần tránh

  • Đừng bao giờ cố gắng cho tất cả các đường tín hiệu của loại nhạc cụ và ca bằng nhau, phải tuỳ vào từng lúc, từng trường hợp mà xác định và điều chính cái nào là chính, cái nào là phụ để làm nổi bật được âm thanh chính.
  • Khi có nhiều kếp hợp Mic cùng một lúc thì nên giảm EF cũng như các tần số lại để giảm bớt hiện tượng cộng âm hoặc hú gây khó chịu cho người nghe.
  • Các fader của từng kênh luôn nhỏ hơn Subgroup và subgroup luôn nhỏ hơn master
  • Luôn theo dõi các cột đèn LR, không nên để chúng vượt qua 0dB để tránh trường hợp ban nhạc đánh lớn hơn bình thường.
  • Lúc micro chưa sử dụng, hãy nhấn nút MUTE trên mic để tránh có những âm thanh bên ngoài và tránh tiếng hú.
  • Khi gặp sự cố, phải thật bình tính, tìm ra nguyên nhân để đưa ra giải pháp tốt nhất.

Trên đây là một số hướng dẫn sử dụng mixer, hy vọng với những kiến thức này sẽ giúp bạn có cách sử dụng bàn mixer tốt nhất và tạo ra âm thanh cho mình tuyệt vời nhất.